Cùng Làm Bánh Tráng Trộn Đơn Giản Mà Cả Nhà Đều Mê!

Bánh tráng trộn là một món ăn vặt được nhiều bạn trẻ yêu thích. Bánh tráng trộn là sự kết hợp của bánh tráng dai dai, xoài xanh hơi chua chua thêm chút hương thơm của tôm khô, đậu phộng dã, hành phi lạ miệng cùng trứng cút và rau răm tất cả tạo nên một ăn vặt đường phố hấp dẫn đến lạ thường. Vậy bạn đã biết cách làm bánh tráng trộn tại nhà chưa? Hôm nay hãy cùng chúng tôi vào bếp và làm món bánh tráng trộn đơn giản mà cả nhà đều mê nhé!

1. Ăn bánh tráng trộn có béo không?

Như các bạn đã biết bánh tráng trộn là một món ăn vặt rất hấp dẫn có nguồn gốc từ Tây Ninh nhưng hiện nay bánh tráng trộn đã dần lan tỏa đến vùng miền khác và giờ đây bạn có thể ăn món này ở bất cứ chỗ nào. Tuy là một món ăn vặt nhưng nhiều người lại thắc mắc liệu bánh tráng trộn có béo không hay có bao nhiêu calo cùng trả lời câu hỏi này nhé!

Trong bánh tráng trộn có lượng calo khá cao đấy nhé!
Theo như nghiên cứu khoa học thì thành phần dinh dưỡng chứa trong 100gr bánh tráng trộn có khoảng 300 calo, 16g chất béo, 5g protein nhưng vì thành phần chủ yếu là bánh tráng nên hàm lượng bột đường lên tới 94,5%. Vì thế câu trả lời bạn biết rồi đó bánh tráng trộn chứa hàm lượng bột đường cao và calo cao như vậy nên ăn nhiều sẽ béo đấy nhé!
Bên cạnh đó trong bánh tráng trộn còn có thêm sa tế, tôm khô đều chứa axit béo no nên không có lợi cho vóc dáng của bạn và cũng không tốt cho làn da của bạn nữa. Ăn quá nhiều trong ngày bạn sẽ bị đầy hơi khó tiêu đấy nên ăn bánh tráng trộn chỉ nên ăn 1 tuần/lần và 1 lần ăn thì ăn ít thôi nha!

2. Hướng dẫn làm bánh tráng trộn đơn giản tại nhà

Cùng bắt tay vào làm bánh tráng trộn ngon mà rất đơn giản nhé!

2.1. Nguyên liệu 

Nguyên liệu rất dễ tìm khi làm bánh tráng trộn!
Nguyên liệu làm bánh tráng trộn rất đơn giản vậy nên bạn nên mua ở những chỗ uy tín, hợp vệ sinh nhé! (Lưu ý: nguyên liệu dành cho 4 người ăn).
  • Xoài xanh: 1 quả.
  • Thịt bò khô: 100gr.
  • Tép khô: 100gr.
  • Ruốc thịt heo: 50gr.
  • Bánh tráng: 1 gói.
  • Trứng cút: 10 quả.
  • Đậu phộng: 50gr.
  • Rau thơm, rau răm, hành lá, hành tím.
  • 4 quả quất to.
  • Gia vị: Xì dầu, sa tế, muối ớt Tây Ninh, dầu ăn.
  • Dụng cụ: dao, kéo, dĩa, tô lớn, bao tay nilon.

2.2. Cách làm bánh tráng trộn đơn giản nhất

Bắt tay vào làm bánh tráng trộn sa tế một cách đơn giản nhất nhé!
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
  • Đầu tiên bạn cắt bánh tráng thành đoạn dài vừa ăn không nên cắt quá nhỏ vì khi trộn bánh tráng có thể bị vụn quá.
  • Xoài xanh rửa sạch gọt vỏ và bào thành sợi dài.
Xoài xanh rửa sạch và lấy cái bào bào thành sợi nhỏ nhé!
  • Hành tím thái mỏng và phi vàng, sau đó cho thêm sa tế vào bát hành vừa phi xong và trộn đều.
  • Hành lá bỏ rễ cắt nhỏ, sau đó bắc chảo lên phi dầu sôi tắt bếp rồi cho hành tươi vào khuấy đều.
  • Trứng cút rửa sạch rồi luộc chín, bóc vỏ để riêng vào 1 bát.
  • Bò khô xé sợi bé.
  • Tép khô đảo trên chảo cho vàng và giòn.
  • Đậu phộng rang và bỏ vỏ, giã dập.
  • Rau thơm và rau răm rửa sạch để ráo.

Bước 2: Trộn bánh tráng

Cho bánh tráng vào một cái tô lớn đã rửa sạch và lau khô sau đó, cắt nhỏ rau răm vào, lần lượt cho xoài đã bào sợi, muối tôm, đậu phộng đã giả dập, tép rang, 1 muỗng canh sa tế, khô bò đã xé sợi, ruốc heo vào tô bánh tráng rồi vắt tắc, thêm mỡ hànhhành phi đeo bao tay vào và tiến hành trộn bánh tráng nhé! Tùy khẩu vị mà “gia giảm” quất và muối ớt nha!

Cùng thưởng thức bánh tráng trộn làm rất đơn giản thôi nào?
Bước 3: Thưởng thức thôi!
Cuối cùng bạn cho bánh tráng lên đĩa thêm vào 2 quả trứng cútrau răm vào trang trí là xong có thể thưởng thức liền nha!
Một đĩa bánh tráng trộn ngon là sự hòa quyện của sa tế thấm vào miếng bánh tráng dai ngon cùng với lạc rang, rau răm, bò khô vị chua chua của xoài xanh thiệt ngon hết sảy! 

3. Biến tấu với bánh tráng trộn

Sài gòn là một vùng đất có nền ẩm thực đa dạng đặc biệt với các món ăn vặt với bánh tráng trộn ở Sài gòn sẽ nổi bật với vị chua, mặn, ngọt đặc trưng của người Sài gòn, phần nước sốt cũng được pha theo công thức làm bánh tráng trộn riêng để lại 1 ấn tượng đặc biệt với người thưởng thức nó! Vậy hãy cùng làm bánh tráng trộn Sài Gòn luôn nhé!

3.1. Bánh tráng trộn Sài Gòn “mê người”

Nguyên liệu cần chuẩn bị
Các nguyên liệu chuẩn bị cũng đơn giản như bánh tráng trộn bình thường đấy bạn sẽ chuẩn bị:
  • Bánh tráng (bánh tráng tròn, màu trắng hoặc bánh tráng phơi Tây Ninh): 1 bịch.
Bánh tráng nên chọn loại phơi sương Tây Ninh là ngon nhất nha!
  • Trứng cút: 10 quả.
  • Thịt bò khô xé: 100gr.
  • Xoài xanh: 1 quả.
  • Tép khô: 100gr.
  • Hành tím: 5 củ.
  • Tắc (quất): 5 quả.
  • Rau răm: 50 gram.
  • Đậu phộng (lạc): 100 gram.
  • Muối tôm Tây Ninh.
  • Hành lá: 100gr.
  • Dầu ăn, xì dầu, ớt, tỏi, sả, sa tế, đường, hạt nêm, giấm, dầu màu điều,nước sốt me...
Cách làm bánh tráng trộn Sài Gòn
Thực ra cách làm bánh tráng trộn theo kiểu người Sài Gòn rất đơn giản như sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
  • Bạn tiến hành cắt bánh tráng thành sợi chữ nhật vừa ăn cũng không nên cắt nhỏ quá.
  • Hành củ cũng bóc vỏ cắt nhỏ và đem phi vàng sau đó đổ ra bát.
  • Rau răm rửa sạch cắt nhỏ.
  • Tép khô rang lên cho vàng.
  • Đậu phộng rang và bỏ vỏ, giả dập.
  • Trứng cút luộc và bóc vỏ bỏ bát riêng.
  • Tắc lấy nước cốt, bỏ hạt.ư
  • Xoài xanh rửa sạch rồi bảo thành sợi dài nhỏ.
  • Hành lá rửa sạch cắt nhỏ rồi cho vào bát dầu sôi khuấy đều.

Bước 2: Làm nước sốt trộn bánh

Nước sốt ở món bánh tráng trộn của người Sài Gòn chính là linh hồn của món ăn này!
Yếu tố quan trọng làm nên thương hiệu của bánh tráng trộn Sài Gòn đấy chính là làm nước sốt để trộn bánh. Nước sốt rất quan trọng nên bạn chú ý làm theo cách dưới đây để có một thành phẩm ngon như ở hàng nhé!
  • Đầu tiên bạn lấy tỏi, ớt, sả rửa sạch ráo nước rồi băm nhỏ.
  • Bắc chảo lên đổ khoảng 3 muỗng canh dầu ăn rồi đổ tỏi, ớt, sả đã băm cho vào phi vàng.
  • Sau đó bạn bỏ dầu màu điều, 1 muỗng muối, mì chính, 1 muỗng sa tế, đường, nước sốt me và giấm vào chảo rồi xào sơ qua cho hỗn hợp thành màu đỏ đậm, nước màu vàng cam thì tắt bếp.
  • Cuối cùng đổ hỗn hợp ra bát để nguội.

Bước 3: Trộn bánh tráng và thưởng thức

Bánh tráng trộn của người Sài Gòn màu rất hấp dẫn và lạ miệng!
Cho bánh tráng vào tô lớn có diện tích thoải mái để trộn sau đó thêm muối tôm, hành phi, hành lá, ruốc, bò khô, xoài, rau răm và nước sốt đã làm và tiến hành đeo bao tay và trộn khoảng 4-5 lần đến khi ngấm gia vị cuối cùng đổ ra đĩa và thêm trứng cút, đậu phộng lên trên thêm lá rau răm trang trí là có thể ăn được rồi đấy!
Món bánh tráng trộn Sài Gòn có thêm vị chua của sốt me màu sắc đẹp hơn do có dầu màu điều tất cả làm nên hương vị đặc trưng của người Sài Gòn.

3.2. Hấp dẫn với bánh tráng trộn Hà Nội

Bánh tráng trộn khi được du nhập ra Hà Nội đã được thay đổi sao cho phù hợp với khẩu vị của người Hà thành tuy nhiên không biến đổi nhiều đâu nhé vẫn giữ được bản chất của món bánh tráng trộn Tây Ninh đó!

Bánh tráng trộn ở Hà Nội có thêm phồng tôm ăn rất lạ vị nha!
Đầu tiên người Hà Nội sẽ không ăn ngọt và cay nhiều như trong miền Nam thường sẽ mặn hơn chút. Họ bỏ thêm phồng tômmỡ hành để trộn bánh tráng chứ không làm nước sốt trộn bánh như dân Sài Gòn hay trong miền Nam đâu nhé!
Bánh tráng trộn ở Hà Nội sẽ là sự kết hợp của miếng bánh tráng dai dai,màu không đậm đà như bánh tráng trộn Sài Gòn nhưng vẫn giữ vị thơm của tép rang, bùi bùi của trứng cút, thơm của rau răm ăn kèm bánh phồng tôm giòn giòn béo ngậy của mỡ hành tạo nên một món ăn được biến tấu phù hợp với người Bắc.

4. Một số lưu ý khi làm bánh tráng trộn

Dù là làm món bánh tráng trộn ở vùng nào thì bạn cũng nên chú ý đến một số lưu ý dưới đây để có một món ăn hoàn hảo nhất nhé!

4.1. Lưu ý khi làm bánh tráng trộn

  • Nên lựa chọn bánh tráng dai tốt nhất là chọn loại phơi sương Tây Ninh là ngon nhất.
  • Xoài nên chọn quả xoài xanh nhỏ không bị dập nát.
  • Bánh tráng trộn ăn ngon nhất sau khi trộn bánh xong, bánh vẫn giữ được độ giòn, không bị nát.
  • Nếu bạn chưa ăn liền thì nên để nguyên liệu riêng bao giờ ăn rồi trộn.

4.2. Bảo quản bánh tráng trộn

Bánh tráng trộn thường để dùng luôn nhưng nếu không ăn hết bạn cũng chỉ nên để ăn trong ngày thôi nhé bảo quản bằng cách:
  • Cất bánh ở nơi sạch sẽ, khô ráo tránh ẩm ướt và ánh nắng mặt trời.
  • Nên dùng đồ để đậy bánh tráng đã trộn rồi tránh ruồi hay các con côn trùng khác bay vào.
  • Không nên bỏ tủ lạnh vì bánh sẽ cứng khô khó ăn và mất vị.
  • Còn bánh tráng trong bịch chưa dùng đến thì buộc kỹ cất và thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng, hết hạn không nên dùng tiếp.
Với vài bước cực kỳ đơn giản bạn đã chiêu đãi cả nhà một món ăn vặt rất hấp dẫn lạ miệng nữa đấy! Bạn có thể làm tại nhà món bánh tráng trộn đơn giản mà hợp vệ sinh. Cùng theo dõi winefoodbeer để biết thêm nhiều món ăn ngon khác cùng cách làm cực đơn giản nhé!